Nguồn gốc xuất xứ Đông Trùng Hạ Thảo


Mọi chuyện bắt đầu khi người Sherpa ở vùng cao nguyên Tây Tạng nhận thấy rằng đàn trâu, bò của họ có nhiều năng lượng hơn, có sức chịu đựng cao hơn và sức mạnh hơn khi chúng gặm cỏ trên những khu vực nhất định. Cuối cùng, họ phát hiện ra, đó chính là nấm được ký sinh trên côn trùng, ban đầu họ rất sốc vì loại nấm kỳ lạ này có hình thù rất kỳ dị. 

Loài nấm ký sinh này bắt đầu cuộc sống như một bào tử, nó ăn dưỡng chất từ trong con sâu bướm, bắt đầu phát triển và lấp đầy toàn bộ sâu bướm bằng sợi nấm cho đến khi toàn bộ sâu bướm chỉ còn lại lớp da bên ngoài và được thay thế bằng nấm sâu bướm.

Người Sherpa đã quyết định ăn thử và ngay lập tức họ cũng cảm nhận được hiện tượng giống như trâu bò của họ, từ đó nấm sâu bướm đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc, nơi nó được tôn sùng vì những đặc tính có lợi cho sức khỏe. Cũng từ đó nấm sâu bướm đã hình thành tên gọi là đông trùng hạ thảo. Tên khoa học là Cordyceps Sinensis. Người ta xem nó như một loại dược liệu quý hiếm được đưa vào y học cổ truyền Tây Tạng.


Tên gọi “đông trùng hạ thảo” (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps Sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Một kg nấm nhỏ xấu xí này có giá tới 20.000 USD! Do nó quý hiếm, chính vì vậy khiến nó trở nên đắt đỏ. Cordyceps Sinensis hay "Vàng Tây Tạng" được đánh giá cao vì lợi ích sức khỏe của nó. Đông trùng hạ thảo chỉ mọc ở độ cao từ 3.000 đến 5.000 mét so với mực nước biển ở các khu vực cụ thể, chủ yếu quanh dãy núi Hy Lạp. 

Rất nhiều nơi quảng cáo về đông trùng hạ thảo, nhưng thật chất không đúng như lời đồn thổi. Loại nấm nhỏ kỳ dị này đắt đến nỗi chai thuốc nhỏ sẽ phải trả hàng trăm đô la. Nên Cordyceps sinensis hoang dã không thể được nuôi trồng và do đó không thể sử dụng cho mục đích thương mại, nó không có tính bền vững cho nhu cầu lớn trên toàn cầu. 99% trong số tất cả các sản phẩm tuyên bố sử dụng Cordyceps sinensis, thay vào đó là sử dụng "sản phẩm ngũ cốc sợi", không có liên quan sâu bướm hoặc nấm của Đông trùng hạ thảo.

 

Quá trình hình thành ĐTHT trong tự nhiên

Theo https://kenh14.vn/kham-pha/dong-trung-ha-thao-va-qua-trinh-tu-au-trung-thanh-nam-20120720074457430.chn

Trong tiếng Việt, loài thảo dược ngàn vàng này được biết đến với cái tên "đông trùng hạ thảo", còn người Tây Tạng thì gọi nó là "yartsa gunbu". Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa đông, cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Vào mùa đông, một số ấu trùng sâu bướm sống trong lòng đất bị nấm ký sinh Ophiocordyceps sinensis tấn công. Ấu trùng chết đi chỉ để lại lớp vỏ ngoài, còn nấm mốc thì tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu non. Đến mùa xuân, một phần mô màu nâu của nấm nhú lên trên mặt đất, trông giống như hình dạng của ngọn cỏ. 

Quá trình kỳ diệu biến đổi từ một con ấu trùng thành nấm này chỉ xảy ra trên những cao nguyên khắc nghiệt của vùng cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya ở độ cao từ 3.000 - 5.000m. Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất hơn 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất.

Để có thể tìm ra đông trùng hạ thảo, người khai thác phải có đôi mắt tinh và sự kiên nhẫn, bền bỉ. Nhiều trẻ em cũng tham gia làm việc này trên những đồng cỏ khắc nghiệt. Vào mùa khai thác đông trùng hạ thảo, nhiều trẻ em bỏ học để theo gia đình đi làm.

Ở Tây Tạng, "yartsa gunbu" trở thành một trong những nguồn tài nguyên thu nhiều lợi nhuận nhất tại các vùng nông thôn nghèo khổ. Giá trị của đông trùng hạ thảo tăng lên chóng mặt, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 90, thế kỷ XX.