Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào?


Từ lâu yến đã được coi là “thần dược” cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, yến sào thời xưa được xem là món ăn quý dành riêng cho vua chúa. Ngày nay, theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh yến sào là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu và thai nhi.

Bà bầu ăn yến có tác dụng gì?

Yến sào giúp giảm một số triệu chứng của thai nghén:

Tổ yến giúp giảm tình trạng mệt mỏi, biếng ăn… Sử dụng tổ yến với một lượng vừa đủ giúp bà bầu vượt qua các triệu chứng ốm nghén hiệu quả.

Bổ sung chất dinh dưỡng năng lượng đầy đủ nhất:

Trong thành phần của yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất đạm rất cao cùng với nhiều axit amin, các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn yến sào có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp ăn ngon hơn, hệ hô hấp, hệ thần kinh….

Tăng sức đề kháng

Sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Do đó, nếu cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng của bà bầu rất dễ bị suy yếu. Hoạt chất aspartic acid có trong tổ yến có tác dụng tạo globulin để nâng cao sức đề kháng cho bà bầu. Chỉ khi mẹ bầu được khỏe mạnh thì thai nhi mới được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Bà bầu được bổ sung yến thường xuyên trong bữa ăn sẽ có sức đề kháng cao, thể trạng tốt, giảm thiểu các căn bệnh lây nhiễm, em bé sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh, phát triển cả về trí não lẫn thể chất, không mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.

Tăng cường hệ miễn dịch

Với hoạt chất aspartic axit giúp xúc tác tạo globutin kháng thể, tăng cường khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn yến sào sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh… và một số bệnh vặt hay gặp trong thai kỳ.

Chống rạn da, thâm nám da

Rạn da, thâm nám là vấn đề mà khá nhiều bà bầu gặp phải, đó là tình trạng rạn da, nứt da ở mông, đùi, bụng... khiến nhiều chị em lo lắng. Yến sào sẽ giúp giảm các triệu chứng này, vì trong yến sào có threonine giúp hình thành collagen và elastin collagen là 2 2 hợp chất quan trọng duy trì làn da khỏe mạnh, tươi trẻ. Không những giúp ngăn ngừa tình trạng thâm nám, rạn da thai kỳ hiệu quả cho mẹ bầu, mà còn giúp da mẹ bầu hồng hào, sáng, căng mịn và chống lão hóa da cực hiệu quả.

Giảm stress, giúp thoải mái tinh thần:

Mệt mỏi, stress, hoa mắt chóng mặt là tình trạng chung của các mẹ bầu.

Sử dụng yến sào giúp mẹ bầu chống lại trầm cảm, làm tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa các bệnh như mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược... giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái hơn. Điều này cũng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Thanh nhiệt, chống viêm

Mọi bà bầu do phải bổ sung sắt và canxi nên thường gặp các tác dụng phụ như nhiệt, nóng, táo bón... ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bà bầu. Bên cạnh bổ sung nước và rau quả, các chị em nên tự bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng lại giúp thanh nhiệt, gải độc mát gan như yến sẽ rất tốt.

Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện

Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi cần glycine và alanine để phát triển hoạt động của não bộ. Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine có nhiệm vụ quan trọng duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh của thai nhi.

Giúp giảm các triệu chứng đau nhức tay chân ở bà bầu

Tác dụng giảm đau nhức tay chân trong thai kỳ cũng là yếu tố đánh giá bà bầu ăn tổ yến có tốt không. Khoáng chất có trong tổ yến có tác dụng tăng hoạt động mạch máu. Đồng thời, sẽ hạn chế tối đa sự chèn ép lên các dây thần kinh, gây đau nhức tay chân trong những tháng cuối thai kỳ.

Yến sào bổ sung dinh dưỡng, tốt cho trí não của thai nhi.

Thành phần valine và glycine có trong yến sào rất cần thiết cho não bộ, giảm các nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra các chất này còn có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh của trẻ sau này.

Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh:

Với thành phần hoàn toàn không chất béo, không tạo ra các mỡ thừa mà vẫn đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất để nuôi con. Vì thế mẹ bầu dùng yến sẽ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh vì không bị tăng cân.

Bà bầu ăn yến như thế nào là tốt nhất?

Ăn yến trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu không áp dụng ăn yến sào đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: dọa sảy thai, thai nhi sinh ra bị hen suyễn, dị ứng bẩm sinh…

Vì thế, theo các bác sĩ khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn:

  • Tối đa là 3 gram yến/ngày.

  • Mỗi tuần nên ăn 3 lần.

Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu

Theo Đông Y, tổ yến có vị ngọt, tính hàn và dễ gây lạnh bụng. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, lúc này thai nhi vẫn còn yếu. Bà bầu được các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng tổ yến trong giai đoạn này.

Thời kỳ mang thai tháng thứ 4

Ăn mỗi ngày một chén.

Thời kỳ mang thai tháng tứ 5 đến tháng thứ 6

2 ngày ăn một chén và trong một tháng phụ nữ mang thai nên sử dụng 100gr yến.

Thời kỳ mang thai tháng thứ 7

Ăn 3 ngày một chén, trong thời gian này số gram yến nên được giảm đi. Do lúc này thai nhi đã phát triển mạnh, cần có sự thay đổi thích hợp cho đến khi ra đời.

Thời điểm ăn yến sào tốt nhất là vào buổi tối để yến sào dễ dàng giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất nhé các mẹ.

Khi bổ sung yến sào, các mẹ bầu cũng nên lưu ý là các mẹ không nên sử dụng khi cơ địa thay đổi. Vì khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường. Nếu đang trong thời kỳ thai nghén thì chị em không nên dùng yến để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mẹ không nên ăn yến sào quá nhiều, vì điều này cũng không hề tốt cho mẹ và thai nhi.

Bà Bầu nên dùng yến sào như thế nào?

Bà bầu nên ăn yến chưng với đường phèn sẽ đảm bảo được hương vị, thêm một lát gừng, sẽ giúp làm trung hòa tính mát của yến sào, giúp bà bầu hấp thụ trọn vẹn hàm lượng giá trị dinh dưỡng có trong yến sào. Phương pháp ăn yến này sẽ lưu giữ được thành phần giá trị dinh dưỡng quý trong yến như: khoáng chất, vitamin, protein…

Cách làm món yến chưng đường phèn ngon bổ cho bà bầu sau 3 tháng đầu thai kỳ

Hiện nay, có nhiều cách chế biến yến sào cho bà bầu như chưng yến với đường phèn, chưng yến mật ong, súp yến sào với bồ câu non, tổ yến sào hầm sữa, cháo tổ yến gà xé phay, cơm gà xào tổ yến…. Tùy theo khẩu vị cũng như cơ địa của từng mẹ bầu, mà có thể lựa chọn cách làm yến sào phù hợp nhất. Tuy nhiên, cách đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là món yến chưng đường phèn.

Để làm món yến chưng đường phèn thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu sau 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên thực hiện như sau:

Ngâm yến với nước sạch trong 3 giờ (nếu tổ yến chưa được làm sạch, hãy dùng nhíp để nhặt các tạp chất và lông chim).

Sau khi ngâm xong, vớt tổ yến ra để ráo.

Đem tổ yến chưng cách thủy trong khoảng 10 đến 15 phút (lưu ý cho thêm 1 lát gừng vào để chưng cách thủy cùng).

Để lửa liu riu và đợi cho đến khi yếu mềm thì tắt bếp.

Cho đường phèn vào ăn cùng với yến.

Thời điểm ăn tổ yến chưng đường tốt nhất cho bà bầu được khuyến cáo là khi đói, trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thu những giá trị dinh dưỡng quý có trong yến sào.

Những lưu ý bà bầu cần biết khi sử dụng yến sào

Tùy theo thể trạng mà dùng yến sào cho bà bầu một cách phù hợp. Tốt nhất, bà bầu hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ sản khoa đang khám.

Yến sào chưng đường phèn là cách chế biến tốt nhất cho bà bầu sử dụng. Khi chưng yến sào chung một vài lát gừng sẽ giúp trung hòa tính mát của tổ yến.

Yến sào chế biến rồi nên sử dụng ngay khi còn nóng để hấp thu dễ hơn. Sau khi ăn xong nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động.

Để an toàn, nên dùng yến sào từ tháng thứ 4 thai kì trở đi. Bởi lúc này, thai nhi đã ổn định hơn, và tính hàn của tổ yến không thể gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ với bé.

Nên chọn mua yến sào tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.